Ong là loài quen thuộc với cuộc sống. Sinh vật có cánh này là những người lao động siêng năng này đã tồn tại hàng triệu năm trên hành tinh, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và duy trì sự đa dạng sinh học. Một trong những điều thú vị nhất về ong chính là cách tổ chức xã hội độc đáo của chúng. Trong bài viết này, mọi người hãy cùng Tracybee khám phá về vòng đời của loài ong.
Vòng đời của loài ong bao gồm bốn giai đoạn.
Các giai đoạn vòng đời của loài ong
Bất cứ loài ong nào cũng có vòng đời giống nhau, với bốn giai đoạn:
Vòng đời của loài ong: Trứng
Giai đoạn trứng đánh dấu sự khởi đầu cho vòng đời của ong. Khi ong chúa đẻ trứng, nó sẽ dùng hai chân trước đo kích thước của lỗ tổ, rồi quyết định có nên đẻ trứng thụ tinh hay không thụ tinh vào đó.
Trong giai đoạn này, số phận của quả trứng được quyết định bởi sự chăm sóc của những con ong thợ. Những con ong thợ siêng năng chăm sóc trứng, duy trì nhiệt độ và độ ẩm tối ưu để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh. Trứng thụ tinh sẽ nở thành con cái (ong thợ hoặc ong chúa). Trứng được đánh giá có tiềm năng trở thành ong chúa trong tương lai sẽ đặt ở một tế bào đặc biệt, gọi là “tế bào ong chúa”. Ngược lại sẽ nở thành ong đực.
Trang Buzza Bout Bees cho biết, một con ong chúa khỏe mạnh có thể đẻ liên tục, vào mùa cao điểm, lượng trứng thậm chí rơi vào khoảng 2.000.3000. trong một ngày.
Trứng ong có kích thước bằng hạt gạo, thường đứng thẳng trong tế bào nhưng sẽ tự rơi xuống và chuyển sang giai đoạn tiếp theo trong vòng đời của loài ong.
Vòng đời của loài ong: Ấu trùng
Sau khi trứng bắt đầu nở. Chúng sẽ bắt đầu phát triển thành ấu trùng không có chân và mắt.
Những ong thợ chịu trách nhiệm chăm sóc tiếp tục cho các ấu trùng này ăn sữa ong chúa liên tục trong ba ngày tiếp theo. Sau đó, các ấu trùng sẽ được chuyển sang ăn hỗn hợp mật và phấn hoa. Đặc biệt chỉ có ấu trùng được chọn làm ong chúa mới được đặc cách chỉ ăn sữa ong chúa suốt đời.
Khi ấu trùng phát triển, nó sẽ lột xác (lột lớp da bên ngoài) nhiều lần. Sau 6 ngày, các bảo ong thợ sẽ đóng nắp lỗ tổ lại bằng một lớp sáp và chờ đến giai đoạn tiếp theo trong vòng đời của loài ong.
Trứng là giai đoạn bắt đầu cho vòng đời của loài ong.
Vòng đời của loài ong: Nhộng
Giai đoạn nhộng là giai đoạn rất quan trọng trong vòng đời của ong, được đánh dấu bằng những biến đổi đáng chú ý.
Trong lỗ tổ bị bịt kín, ấu trùng bắt đầu xây một cái kén quanh nó và chuyển thành nhộng. Quá trình này sẽ phát triển ấu trùng thành con ong hoàn thiện, với đầy đủ đầu, ngực, bụng, cánh và chân để có hình dạng cuối cùng.
Giai đoạn nhộng là thời điểm dễ bị tổn thương và những con ong thợ tiếp tục bảo vệ và nuôi dưỡng con ong đang phát triển cho đến khi nó sẵn sàng trưởng thành.
Vòng đời của loài ong: Trưởng thành
Giai đoạn người trưởng thành là giai đoạn cuối cùng của vòng đời của ong. Khi cơ thể đã hoàn thiện và kết thúc quá trình nhộng, chúng cắn vỏ nắp sáp chui ra ngoài và phát triển thành ong trưởng thành. Lúc này, con ong đã có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong tổ ong.
Các ong thợ (ong cái không có khả năng sinh sản) sẽ tiếp nhận các nhiệm vụ như đi tìm thức ăn, chăm sóc con non và bảo vệ tổ ong. Còn đối với ong đực, nhiệm vụ chính của chúng là giao phối với nữ hoàng. Ong chúa sẽ đảm nhận vai trò quan trọng nhất là đẻ trứng để đảm bảo sự sống còn của tổ ong.
Các câu hỏi thường gặp về vòng đời của loài ong
Giai đoạn trứng trong vòng đời của loài ong kéo dài bao lâu?
Giai đoạn trứng thường kéo dài khoảng ba ngày. Thời gian này có thể biến đổi một chút tuỳ thuộc vào nhiệt độ và loài ong.
Tại sao sữa ong chúa quan trọng đối với ấu trùng trong vòng đời của loài ong?
Loại thực phẩm này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng ấu trùng giúp kích thích sự phát triển của ấu trùng.
Giai đoạn nhộng trong vòng đời của loài ong kéo dài bao lâu?
Giai đoạn nhộng thường kéo dài khoảng từ 7 đến 14 ngày, phụ thuộc vào loài ong và điều kiện môi trường.
Thời gian phát triển từng giai đoạn trong vòng đời của loài ong có giống nhau?
Vòng đời của loài ong mặc dù giống nhau, tuy nhiên, thời gian phát triển của từng ấu trùng lại không tương đồng. Một ong thợ sẽ mất khoảng 21 ngày để trưởng thành, trong khi ong đực là 24 ngày. Tuy nhiên, ấu trùng ong chúa chỉ cần 16 ngày, ngắn hơn nhiều so với loại khác trong tổ.
Ong có tuổi thọ bao nhiêu?
Tương tự như trên, mặc dù vòng đời của loài ong giống nhau hoàn toàn ở tất cả các loại trong tổ. Tuy nhiên, tuổi thọ từng loại ong trong đàn cũng khác biệt.
Quãng đời ong thợ tùy thuộc vai trò từng cá thể trong đàn và thời gian chúng được sinh ra. Nếu sinh vào mùa xuân hoặc hè, các “nữ công nhân chăm chỉ” này chỉ có cuộc sống ngắn ngủi trong 6-7 tuần và kết thúc vòng đời của loài ong thợ siêng năng bởi chúng thường lao động vất vả hơn. Ngược lại, nếu ra đời vào mùa thu, chúng sẽ sống trong 4-6 tháng nhưng buộc phải trải qua điều kiện sống khắc nghiệt hơn.
Tuổi thọ trung bình của ong đực khoảng 55 ngày. Chúng sẽ chết ngay sau khi giao phối với ong chúa.
Đặc biệt nhất, ong chúa sẽ có thể sống từ 3-4 năm hoặc 6 năm với điều kiện không gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chúng có thể bị ong thợ loại bỏ nếu không còn được tập thể ủng hộ. Khi đó, một ong chúa khác sẽ dẫn đàn.
Vòng đời của loài ong nào cũng giống nhau, nhưng từng loại ong sẽ có tuổi thọ khác nhau.
Loài ong quan trọng như thế nào với nhân loại?
Có khoảng 20.000 loài ong khác nhau, trong đó chỉ có một số ít loài được con người thuần hóa, trong khi phần lớn sống hoang dã. Tuy nhiên, tất cả vòng đời của loài ong đều giống hệt nhau và chúng đều đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp.
Theo các chuyên gia về ong tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc, loài ong đóng một vai trò thiết yếu vì 1/3 sản lượng lương thực trên thế giới phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình thụ phấn mà loài ong nhỏ bé này thực hiện. Chúng hỗ trợ việc thụ phấn cho 90% cây hoang dại và 35% cây trồng, giúp chúng phát triển một cách tự nhiên và đồng thời xây dựng hệ sinh thái toàn cầu.
Nếu ong ngừng hoạt động thụ phấn, hệ thống thực phẩm của loài người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người nông dân sẽ phải tốn nhiều công sức hơn để thụ phấn thủ công cho cây trồng, dẫn đến sự giảm thiểu sản lượng và làm gia tăng giá thành thực phẩm do sự khan hiếm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chế độ dinh dưỡng của con người và động vật.
Loài sinh vật này cũng có phần quan trọng trong duy trì các khía cạnh quan trọng khác của hệ sinh thái, bao gồm việc điều hòa khí hậu, làm sạch nước và không khí, hỗ trợ kiến tạo đất và tái chế chất dinh dưỡng… Nếu thiếu sự tồn tại của ong, thế giới sẽ thay đổi hoàn toàn.
Ong cũng là một loài côn trùng có giá trị vô cùng đối với con người, không chỉ cung cấp mật ong mà còn tạo ra những sản phẩm quý giá như sữa ong chúa, phấn hoa, nọc ong, sáp ong, keo ong… Điều này mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và giá trị kinh tế to lớn.
Loài ong đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Loài ong đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, chúng đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng vô cùng nghiêm trọng khi các dấu hiệu về sự giảm số lượng toàn cầu trở nên ngày càng rõ rệt. Theo thông tin từ tờ “FOE”, ước tính cho thấy có tới 1/6 loài ong đang đứng trước tuyệt chủng tuỳ theo khu vực.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, quần thể ong mật ở nước này đã giảm mức đáng kể từ 25% đến 45% hàng năm kể từ năm 2010. Đặc biệt, tại Pennsylvania, người nuôi ong đã phải chịu tổn thất lớn khi mất tới 41% quần thể tổ ong vào năm 2021.
Suy giảm liên tục của quần thể ong trong những năm gần đây là hậu quả của nhiều yếu tố, bao gồm mất môi trường sống do thực hành thâm canh, biến đổi khí hậu, sử dụng quá mức thuốc trừ sâu trong nông nghiệp cùng với sự tích tụ chất thải trong các khu đô thị và khu công nghiệp.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng đóng góp lớn vào việc hàng loạt ong bị chết. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất gây ô nhiễm không khí tác động tiêu cực đến khả năng định vị của ong, làm nhiễu loạn quá trình kiếm ăn, làm cho chúng thụ phấn chậm chạp hơn và ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại của các đàn ong.
Vòng đời của loài ong bao gồm bốn giai đoạn riêng biệt: giai đoạn trứng, giai đoạn ấu trùng, giai đoạn nhộng và giai đoạn trưởng thành. Mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành con ong để tạo nên loài vật đóng góp mạnh mẽ cho sự phát triển của hệ sinh thái.