Thế giới loài ong, Tin nổi bật

9 sự thật thú vị về ong chúa không phải ai cũng biết

Trên thế giới có đến hơn 20.000 chủng loài ong. Chúng đã tồn tại từ hơn 100 triệu năm trước, đóng vai trò cho sự tồn tại của nhân loại và giữ cân bằng hệ sinh thái lẫn sản xuất nông nghiệp.

Một tổ ong sẽ bao gồm ong chúa, ong đực và ong thợ. Ong chúa là thành viên quan trọng nhất tổ bởi ảnh hưởng đến sự tồn tại của tổ ong. Vậy bạn có biết ong chúa có rất nhiều sự thật thú vị không? Trong bài viết này, hãy cùng Tracybee khám phá những điều độc đáo về “nữ hoàng”.

Ong chúa là thành viên quan trọng nhất trong đàn

Ong chúa là thành viên quan trọng nhất trong đàn, giúp duy trì sự sống của đàn.

Ong chúa có hình dáng như thế nào?

Hình thái của “nữ hoàng” khác với các loài ong còn lại trong tổ, kích thước lớn hơn và phần bụng lồi ra nhiều nên cánh không thể che hết. Ong chúa cũng có một cái nọc nhưng khác với nọc của ong thợ, nó có phần cong và không có khía nên không gây ra thiệt hại nghiêm trọng.

Người nuôi ong thường đánh dấu ong chúa bằng một vết sơn trên lưng. Mục đích là giúp người nuôi ong nhận ra cô nàng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Nhiệm vụ chính của ong chúa là gì?

Ong chúa sẽ chịu trách nhiệm cho công việc sinh sản của đàn. Nói cách khác, ong chúa chính là “mẹ” của tất cả thành viên còn lại trong tổ.

Vài ngày sau khi chui ra khỏi lỗ tổ của mình, ong chúa sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên trong tối đa ba chuyến bay giao phối. Nó sẽ bay thẳng lên trên để tìm bạn tình ở những khu vực có ong đực tụ tập nhiều. Sau khi được giao phối, thu thập đủ lượng tinh trùng, ong chúa sẽ quay về và ở trong tổ của mình cho đến hết đời.

Một con ong chúa khỏe mạnh có thể đẻ liên tục. Vào mùa cao điểm, số lượng trứng mà ong chúa có thể đẻ rơi vào khoảng 2000 – 3000 trứng trong một ngày.

Các sự thật thú vị về ong chúa

Bên cạnh nhiệm vụ chính là duy trì nòi giống, ong chúa cũng có những sự thật thú vị khác:

Ong chúa quyết định giới tính của ong trong tổ

Đến giai đoạn đẻ trứng, ong chúa sẽ dùng hai chân trước để đo kích thước của lỗ tổ để quyết định xem có nên đẻ vào đó trứng thụ tinh hay không thụ tinh. Trong đó, trứng được thụ tinh sẽ nở thành con cái (ong thợ hoặc ong chúa mới). Trứng không thụ tinh sẽ nở thành ong đực. 

Trứng sẽ được ong chúa đẻ vào các lỗ tổ.

Trứng sẽ được ong chúa đẻ vào các lỗ tổ.

Sở hữu chế độ ăn đặc biệt 

Trứng được đánh giá có tiềm năng phát triển thành ong chúa trong tương lai sẽ được đặt trong một loại tế bào đặc biệt được gọi là “tế bào ong chúa”. Tiếp đến, trứng được chọn sẽ được chăm sóc bằng một chế độ ăn đặc biệt là sử dụng sữa ong chúa – nguồn cung cấp protein phong phú được sản xuất từ đầu của những con ong thợ non. Thức ăn đặc biệt này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển “cô nàng” trở thành loài ong duy nhất trong tổ ong sở hữu khả năng sinh sản.

Trong khi đó, các ấu trùng khác chỉ được ăn sữa ong chúa trong 3 ngày đầu. Sau đó, chế độ ăn của các ấu trùng này được chuyển sang một hỗn hợp được tạo nên từ mật ong và phấn hoa.

Cuộc thi loại bỏ ong chúa 

Quá trình phát triển từ ấu trùng thành nhộng được kéo dài trong suốt 8 ngày. Sau đó, ong thợ bao phủ lớp sáp ong vào lỗ tổ để bảo vệ nhộng.

Sau khoảng 15 ngày, ong chúa sẽ tạo một lỗ tròn trên vỏ tổ, lỗ này có hình dáng giống như một cánh cửa sập và rời khỏi nhộng để bắt đầu nhiệm vụ đầu tiên của mình. Nhiệm vụ đó là tiêu diệt những ong chúa khác bằng cách triệu tập chúng vào cuộc chiến bằng âm thanh phát ra từ ống của mình – âm thanh này chỉ ong chúa có thể tạo ra. Người chiến thắng cuộc chiến sống còn này sẽ trở thành “nữ hoàng” của tổ ong.

Ong chúa không hoàn toàn là người ra quyết định trong tổ

Mặc dù ong chúa đóng vai trò quan trọng nhất trong tổ ong, nhưng quyết định không phải lúc nào cũng do nữ hoàng đưa ra. Ong chúa phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ các con ong thợ. Do đó, nếu các ong thợ không cung cấp đủ thức ăn, không giúp ong chúa tắm rửa và chải chuốt, sức khỏe của cô nàng sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, đội ngũ ong thợ cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình đẻ trứng của ong chúa. Nếu chúng chưa làm sạch và đánh bóng kỹ lưỡng các lỗ tổ, ong chúa sẽ không đẻ trứng.

Ong chúa không chết nếu nó đốt 

Khi ong dùng kim đốt của mình để tấn công người hoặc động vật khác, kim sẽ đâm trực tiếp vào da, túi chứa nọc của ong sẽ bắn vào cơ thể của đối tượng bị đốt. Vì túi nọc là một phần ruột non của ong nên khi ong thực hiện hành vi đốt, phần ruột của ong cũng đồng thời bị kéo ra dẫn đến việc ong mất một phần quan trọng của cơ thể và chúng sẽ chết ngay lập tức.

Tuy nhiên, trong trường hợp ong chúa buộc phải sử dụng đến “vũ khí” của mình, nó vẫn có thể sống sót. Nguyên nhân nọc của ong thợ có các khứa gai, sẽ dính vào da của nạn nhân và làm cho túi độc của ong bị vỡ và chết trong quá trình này. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nọc ong chúa có độ cong và không có khứa gai nên không gây ảnh hưởng đến tính mạng của nó. Bên cạnh đó, ong chúa cũng hiếm khi đốt người vì nó dành phần lớn thời gian của mình ở trong tổ.

Ong chúa có mùi cơ thể độc đáo

Mỗi con ong chúa sẽ sở hữu một mùi cơ thể đặc trưng riêng. Mùi hương này được sử dụng làm phương tiện giao tiếp với các thành viên khác trong tổ.

Ong chúa sẽ phát ra các pheromone, tương tự như hormone ở con người, nhưng nằm ở bên ngoài cơ thể. Những tín hiệu pheromone mà nữ hoàng phát ra sẽ được truyền khắp tổ ong. Ong thợ tiếp tục phát tán chúng qua các ăng-ten trên đầu cho các thành viên ong thợ còn lại để cùng nhau tập hợp và bắt đầu thực hiện các hoạt động chăm sóc cho ong chúa.

Ong chúa sống rất thọ

Ong thợ có tuổi đời rất ngắn ngủi. Các “công nhân chăm chỉ” này có cuộc sống chỉ kéo dài trong 6-7 tuần bởi chúng thường lao động vất vả hơn. Trong khi đó, trang Buzza Bout Bees cho biết, ong chúa có thể sống 3-4 năm hoặc thậm chí đến 6 năm nếu nó không gặp bất kì vấn đề về sức khỏe nào.

Ong chúa hoàn toàn có thể được thay mới

Ong chúa hoàn toàn có thể được thay mới nếu không còn đủ khả năng sinh sản tốt nữa.

Ong chúa nổi tiếng đào hoa

Nữ hoàng thường nổi danh “đào hoa” vì có thể giao phối với nhiều con đực hơn bất kỳ loài động vật nào khác trên trái đất. Nhiều nghiên cứu về phân tích di truyền của loài ong đã chỉ ra có tới 29 dòng cha khác nhau trong một tổ ong chúa.

Ong chúa có thể được thay mới

Khi ong chúa càng lớn tuổi, lượng pheromone được tiết ra sẽ giảm dần. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến sản lượng trứng đẻ ra. Tình trạng này xảy ra nghĩa là báo hiệu ong chúa đã đến lúc cần được thay mới. Lúc này, người nuôi ong sẽ chủ động chọn một ấu trùng non và cho nó ăn sữa ong chúa hoàn toàn để phát triển thành ong chúa mới. 

Loài ong đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng

Theo dữ liệu thống kê từ cuốn The Bee Book, số lượng đàn ong đang bị thu hẹp và thế giới đang đứng trước nguy cơ mất mùa nếu sự sống của loài vật này tiếp tục bị đe dọa. Giá trị kinh tế mà loài ong tạo ra khi bay khắp nơi thụ phấn lên đến 170 tỷ USD mỗi năm. Con số này chưa tính đến giá trị của những sản phẩm khác mà ong tạo ra, như mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa, sáp, nọc và keo ong.

Với vai trò đảm bảo an toàn lương thực và giúp cân bằng hệ sinh thái của loài ong, từ năm 2017, Ngày Ong Thế giới đã được chọn là ngày 20/5 hàng năm bởi Liên Hiệp Quốc. Nhiều nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới đã tham gia đóng góp vào các quỹ hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của ngành nuôi ong.

Theo Hội nuôi ong Việt Nam, tại Việt Nam hiện có khoảng 1,5 triệu đàn ong. Trong số đó, có khoảng 1,15 triệu đàn ong ngoại (chiếm 76,67%) và 350.000 đàn ong nội (chiếm 23,33%). Số người nuôi ong ước tính là khoảng 34.000, trong đó có khoảng 6.350 người là lực lượng chuyên nghiệp (chiếm 18,67%).

Những người nuôi ong tại Việt Nam vẫn đang nỗ lực hết mình trong công tác bảo tồn loài ong. Đồng thời, lan toả mạnh mẽ thông điệp này đến với nhiều người dân cùng chung tay góp sức bảo vệ loài côn trùng nhỏ bé này.

Nỗ lực bảo vệ loài ong

Ngàng ong thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang nỗ lực hết mình để bảo tồn loài ong.

Tracybee và những nỗ lực bảo tồn loài ong

Công ty TNHH Ong Mật Tracybee là một trong những doanh nghiệp nổi bật của ngành ong Việt Nam hiện nay. Tracybee được thành thành lập từ năm 2012, bởi gia đình có nghề nuôi ong truyền thống gần 50 năm. Công ty sở hữu trại ong với số lượng lên đến hơn 3000 đàn ong mật và 400 đàn ong sữa với tổng sản lượng mật thu hoạch trung bình một năm hơn 200 tấn mật.

Chị Lê Ngọc Thu Trang – CEO Tracybee cho biết: “Các nhà khoa học đều đang cảnh báo về tình trạng loài ong đang có nguy có đối diện với sự tuyệt chủng. Với sự hiểu biết, lòng yêu nghề, thiên nhiên, cuộc sống, chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ, bảo tồn loài ong, duy trì mùa màng và đóng góp cho sự cân bằng sinh thái của thế giới”.

Chưa dừng lại ở đó, Tracybee còn đồng hành cùng các doanh nghiệp khác để chia sẻ nhiều hơn về tầm quan trọng của loài ong. Cụ thể, Guerlain – một thương hiệu mỹ phẩm danh tiếng của Pháp với lịch sử hơn 200 năm, đã hợp tác với Tracybee khi nhận ra những điểm chung về giá trị cốt lõi giữa hai doanh nghiệp.

Hai thương hiệu đã cùng tổ chức một buổi talkshow nhỏ về tầm quan trọng của việc bảo vệ loài ong, với sự tham gia của những bạn trẻ có sức ảnh hưởng đến cộng đồng. Sự tò mò, sẵn lòng lắng nghe và đặt câu hỏi của các bạn trẻ, cho thấy rằng thế giới có thể tin tưởng vào thế hệ trẻ thông thái, văn minh và tiến bộ.

CEO Lê Ngọc Thu Trang trong buổi chia sẻ về tầm quan trọng của loài ong

CEO Lê Ngọc Thu Trang trong buổi chia sẻ về tầm quan trọng của loài ong hợp tác cùng thương hiệu Guerlain.

Loài ong là một loài vật thú vị. Chúng xứng đáng được tôn vinh bởi những giá trị đã đóng góp cho sự sống của con người. Tracybee hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về ong chúa và những điều độc đáo xoay quanh “nữ hoàng” của tổ. Đồng thời, hiểu hơn về việc vì sao chúng ta cần nỗ lực để bảo vệ những loài vật có cánh bé nhỏ này.

 

0 0 Các đánh giá
Article Rating
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Comments
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận