Tin nổi bật, Cẩm nang sức khoẻ

Dấu hiệu nhận biết khi dị ứng mật ong

Mật ong là sản phẩm được loài ong tạo ra bằng cách thu thập mật hoa. Thành phần chính của chế phẩm này là carbohydrate gồm glucozo; fructozo và một số hoạt chất có lợi khác như axit amin, các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất (sắt, canxi, kali, magie…).

Mật ong là loại thực phẩm mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ gia đình nào. Nó có thể được sử dụng là phương pháp thay thế lành mạnh cho đường trong nấu ăn, pha nước uống mật ong, dùng để hỗ trợ chữa bệnh như ho, viêm họng, bệnh ngoài da hoặc dùng trong làm đẹp. 

Dị ứng mật ong 1

Mật ong thường được sử dụng phổ biến tuy nhiên có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu người dùng bị dị ứng mật ong.

Chất lỏng màu vàng sáng đặc, ngọt ngào này mặc dù rất được ưa chuộng bởi tính ứng dụng cao, tuy nhiên nó cũng có khả năng gây ra một số vấn đề về sức khỏe nếu người sử dụng bị dị ứng mật ong. 

Nguyên nhân gây ra dị ứng mật ong

Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, dị ứng mật ong là trường hợp rất hiếm gặp. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất chính là dị ứng với phấn hoa hoặc với protein có trong mật ong.

Đa số các sản phẩm mật ong thương mại được bày bán trong các cửa hàng, hệ thống siêu thị đều tương đối an toàn bởi chúng đã trải qua quá trình lọc để loại bỏ hầu hết phấn hoa và protein lẫn trong mật mà người dùng có thể phản ứng.

Các sản phẩm mật ong rừng không có nhãn mác, được bán trôi nổi trên thị trường thường được thu hoạch thủ công vì vậy không thể lọc sạch phần phấn hoa có trong mật. Bên cạnh đó, với việc xử lý bằng tay dễ dẫn đến tình trạng mật ong bị nhiễm khuẩn nên khả năng người dùng bị ngộ độc, dị ứng mật ong có khả năng xảy ra rất lớn.

Dị ứng mật ong phấn hoa

Dị ứng với phấn hoa hoặc với protein có trong mật ong là hai nguyên nhân phổ biến của dị ứng mật ong.

Một số trường hợp bị dị ứng mật ong trên thế giới

Trường hợp dị ứng mật ong số 1

Năm 1996, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Bauer trên 23 người nghi ngờ dị ứng mật ong. Sau khi sử dụng mật ong, họ có các triệu chứng từ ngứa nhẹ đến sốc phản vệ. Điều này đã chứng minh khá rõ ràng protein do ong mật tiết ra từ hầu họng và tuyến nước bọt hoặc protein có trong phấn hoa là nguyên nhân gây ra tình trạng này, theo Viện Y tế Quốc Gia (Hoa Kỳ).

Trường hợp dị ứng mật ong số 2

Một trường hợp khác được ghi nhận là bà nội trợ 68 tuổi (Thổ Nhĩ Kỳ). Bà thường xuyên bị đau bụng sau khi ăn mật ong từ khi còn nhỏ. Tình trạng đau bụng càng trở nên dày đặc hơn, ngoài ra còn xuất hiện thêm chứng nổi mề đay cấp tính, tờ Elsevier đưa tin.

Triệu chứng khi dị ứng mật ong

Người sử dụng mật ong khi dị ứng với mật ong sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi
  • Hắt xì liên tục, ngứa họng.
  • Chảy nước mắt.
  • Nổi mẩn ngứa trên da, phát ban qua da
  • Đau bụng và đi ngoài liên tục.
  • Đau đầu, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh.
Dị ứng mật ong phát ban

Khi bị dị ứng mật ong, người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trên toàn bộ cơ thể.

Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến buồn nôn, ngất xỉu, sốc phản vệ. Các triệu chứng có thể khác nhau tùy vào mức độ dị ứng.

Đối tượng không nên dùng mật ong để tránh dị ứng mật ong

Các phụ huynh cần lưu ý không cho trẻ em dưới 1 tuổi sử dụng mật ong ở bất kỳ mọi hình thức nào bởi bé sẽ bị ngộ độc. Bệnh lý này được gọi là chứng ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân do tiếp xúc với bào tử của vi khuẩn Clostridium Botulinum và mật ong có khả năng chứa loại khuẩn này.

Nếu trẻ sơ sinh ăn phải Clostridium, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong ruột và gây ra các biến chứng như:

  • Táo bón.
  • Khó nuốt.
  • Vận động kém
  • Mất biểu hiện trên gương mặt.
  • Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ thậm chí tử vong.
Dị ứng mật ong trẻ em

Không được cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để tránh bị ngộ độc.

Dị ứng mật ong hay ngộ độc mật ong ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị tuy nhiên cần phải được phát hiện và thăm khám kịp thời. Nếu trẻ dưới 1 tuổi vô tình ăn phải mật ong và xuất hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng mật ong bất thường nào nêu trên, gia đình hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Làm thế nào để điều trị khi bị dị ứng mật ong

Nếu gặp các tình trạng dị ứng mật ong trong khi đang sử dụng sản phẩm, bạn phải ngay lập tức ngưng sử dụng đồng thời đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các y, bác sĩ kịp thời thăm khám và đưa ra hướng điều trị an toàn cho bạn. Tuyệt đối không tự ý chữa trị bằng các phương pháp dân gian để tránh các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.

Lưu ý khi cơ địa bị dị ứng mật ong

Người có dấu hiệu dị ứng với mật ong cũng có khả năng dị ứng với các chế phẩm khác từ ong như sữa ong chúa, phấn hoa, keo ong, vì vậy cần lưu ý khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần này để phòng ngừa khả năng bị dị ứng. Nếu muốn sử dụng, mọi người có thể hỏi qua ý kiến bác sĩ hoặc thực hiện các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra xem mình có thể sử dụng các sản phẩm này an toàn không.

Những lưu ý khi sử dụng mật ong để hạn chế tình trạng di ứng mật ong

  • Tránh bôi mật ong vào những vùng da nhạy cảm, quanh vùng mắt.
  • Dùng mật ong có liều lượng, không quá lạm dụng.
  • Tìm mua thương hiệu mật ong uy tín, nguồn gốc rõ ràng tránh để tiền mất tật mang.
  • Bảo quản mật ong đúng cách.

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng dị ứng mật ong mà bạn cần lưu ý. Tracybee hy vọng bạn đã biết được cách nhận biết dấu hiệu dị ứng mật ong cũng như cách xử lý kịp thời.

 

0 0 Các đánh giá
Article Rating
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Comments
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận