Tin nổi bật, Tin hàng ngày, Cẩm nang sức khoẻ

Nguyên nhân gây cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong số những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Bệnh lý này thường dễ gặp nhất là vào giai đoạn chuyển mùa bởi điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Vậy nguyên nhân dẫn đến cảm lạnh và cách phòng ngừa cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh thông thường là căn bệnh nhiễm trùng do virus xâm nhập vào mũi và cổ họng (đường hô hấp trên). Người lớn khỏe mạnh có thể bị hai hoặc ba lần cảm lạnh mỗi năm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh thường xuyên hơn.

Hầu hết mọi người hồi phục sau cảm lạnh thông thường trong một tuần hoặc 10 ngày. Tuy nhiên, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, hen suyễn hoặc các tình trạng hô hấp có thể phát triển bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Loại virus nào có khả năng gây ra cảm lạnh?

Có nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh, nhưng virus rhinovirus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, chúng nguyên nhân gây nên hơn 50% các trường hợp cảm lạnh thông thường.

Virus Rhino thuộc họ Picornavirus. Loại virus này nhân lên tốt nhất ở nhiệt độ trong khoảng 33-35° C (nhiệt độ được tìm thấy trong mũi). Điều này lý giải vì sao virus Rhino chủ yếu gây bệnh ở mũi họng, kết mạc (đường hô hấp trên) nhiều hơn là ở đường hô hấp dưới bởi chúng khó có khả năng nhân lên ở 37°C.

Cảm lạnh có thể lây qua đường trực tiếp hoặc gián tiếp

Cảm lạnh có thể lây qua đường trực tiếp hoặc gián tiếp.

Rhinovirus có 2 phương thức lây truyền trong cộng đồng:

  • Lây trực tiếp: virus dịch chuyển từ người sang người do hít phải những giọt bắn từ dịch tiết đường hô hấp của người bệnh trong khoảng cách gần.
  • Lây gián tiếp: vô tình tiếp xúc với các bề mặt như lòng bàn tay, khăn tay, đồ dùng cá nhân, đồ chơi trẻ em, bề mặt bàn ghế… bị nhiễm dịch tiết từ đường hô hấp của người bệnh. Cách lây truyền này rất nguy hiểm bởi đây là điều kiện hoàn hảo để gia tăng mức độ lây lan của virus mà mọi người thường ít chú ý đến.

Các triệu chứng khi bị cảm lạnh

Theo CDC, các triệu chứng của cảm lạnh thông thường thường xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi tiếp xúc với vi rút gây cảm lạnh.

Các triệu chứng cảm lạnh

Cảm lạnh có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng mang đến nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày.

Các dấu hiệu và triệu chứng, có thể khác nhau ở mỗi người, có thể bao gồm:

  • Viêm họng.
  • Sổ mũi.
  • Ho khan.
  • Hắt xì.
  • Đau đầu.
  • Nhức mỏi cơ thể.

Cảm lạnh có nguy hiểm không?

Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ cho biết mặc dù cảm lạnh là căn bệnh lành tính và có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng virus cảm lạnh hoàn toàn có khả năng mở đường cho các căn bệnh nhiễm trùng khác xâm nhập vào cơ thể như:

  • Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa).
  • Viêm phế quản cấp tính.
  • Viêm phổi,…

Trường hợp người mắc bệnh đang bị hen suyễn, cảm lạnh có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh

Hiện nay, vẫn chưa vaccine phòng ngừa bệnh cảm lạnh. Thực tế, việc nghiên cứu vaccine phòng bệnh cảm lạnh do virus Rhino là bất khả thi vì loại virus này có đến hơn 100 kiểu huyết thanh khác nhau tồn tại và miễn dịch thu được sau tiếp xúc với từng tuýp là đặc hiệu tuýp, không có miễn dịch chéo giữa các tuýp huyết thanh. Việc phát triển vaccine chống lại hết 100 kiểu huyết thanh vẫn là một nhiệm vụ khó khăn với các nhà khoa học.

Vaccine phòng ngừa cảm lạnh

Vaccine phòng ngừa cảm lạnh hiện nay vẫn là một bài toán khó với các nhà khoa học.

Tờ MayoClinic cho biết, mặc dù vẫn chưa tìm được vaccine phòng bệnh nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động thực hiện các biện pháp để phòng ngừa và làm chậm quá trình lây lan của virus theo các biện pháp như:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc sử dụng nước rửa tay khô chứa cồn khi không có xà phòng và nước.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
  • Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy rồi vứt đi sau đó rửa tay hay hắt hơi vào khuỷu tay.
  • Thường xuyên vệ sinh, khử trùng điện thoại, tay nắm cửa, công tắc đèn, bàn phím máy tính…
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh hoặc có triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, mọi người cần thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất và vitamin, ngủ đủ giấc đồng thời thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao chất lượng sức khỏe.

Bên cạnh đó, các gia đình có thể bổ sung thêm các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng phòng ngừa các nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp bao gồm cả cảm lạnh như keo ong xanh của Tracybee.

Các chế phẩm keo ong Tracybee bao gồm dạng xịt sát khuẩn họng có tác dụng phòng ngừa ho, viêm họng, sát khuẩn vòm họng… và dạng viên uống có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng. 

Với mong muốn giúp cải thiện sức khỏe người Việt với những sản phẩm tốt nhất, Tracybee đã hợp tác sản xuất cùng Apis Flora – công ty số 1 thế giới về nghiên cứu và sản xuất keo ong ứng dụng công nghệ công nghệ EPP- AF độc quyền nhằm khai thác hàm lượng cao Artepillin C từ keo ong xanh Brazil và tăng hiệu quả sát khuẩn của sản phẩm lên gấp 3 lần.

Keo ong có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh

Keo ong xanh Tracybee có tác dụng phòng ngừa đồng thời giảm nhanh các triệu chứng cảm lạnh.

Trong đó, thành phần Artepillin C có hoạt tính kháng khuẩn, chống virus, chống nấm, chống viêm, loét… Nó cũng là một trong những hợp chất bảo vệ gan, chống oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, nâng cao khả năng đề kháng và tự trị bệnh của cơ thể. Sản phẩm còn chứa các protein, axit amin, vitamin, khoáng chất, các flavonoid, phenolics và tecpen…

Keo ong Tracybee dạng xịt và dạng viên hiện là một trong những sản phẩm bán chạy của Tracybee thời gian qua nhờ khả năng sát khuẩn vòm họng, giảm viêm họng, trị ho, tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu nhanh chóng các tình trạng của bệnh bao gồm cảm lạnh.

 

 

0 0 Các đánh giá
Article Rating
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Comments
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận