Khoảng 1 tháng gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp (hay còn gọi là đau mắt đỏ), trong có 10-20% trẻ em gặp biến chứng nặng như có giả mạc cần bóc, bị trợt giác mạc (trầy xước giác mạc). Bệnh đau mắt đỏ rất dễ bị lây nhiễm và lan nhanh trong cộng đồng gây thành dịch. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đưa ra nhiều khuyến cáo cho người dân để phòng ngừa bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu, tụ cầu, lậu cầu) hoặc virus (Adenovirus, Enterovirus, Herpes..) gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu chỉ xuất hiện ở một mắt sau đó lan sang mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Đến nay, bệnh đau mắt đỏ vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
Trẻ em có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh rồi dụi tay vào mắt, mũi, miệng hoặc sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh…
Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực sau này.

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan từ người sang người.
Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp khi bị bệnh đau mắt đỏ:
- Đau mắt
- Ngứa mắt
- Nhiều ghèn
- Sưng nề mi mắt
- Cộm
- Chảy nước mắt
- Sốt
Trẻ nhỏ bị bệnh đau mắt đỏ có thể đi kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt…
Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì lý do đó, Cục Y tế dự phòng đã đưa ra những khuyến cáo giúp phòng ngừa bệnh:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch.
- Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng sản phẩm chuyên dụng.
- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

Rửa tay giúp phòng ngừa nguy cơ bị bệnh đau mắt đỏ.
Nên làm gì khi bị bệnh đau mắt đỏ?
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh lý có tỷ lệ lây lan rất cao. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ bệnh lây nhiễm sang nhiều người khác và tạo thành dịch, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
- Người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có thành phần kháng sinh, corticoid.
- Không đeo kính áp tròng khi đang bị đau mắt đỏ.
- Sát khuẩn tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc cồn khô khi chạm vào các vật dụng ngoài công cộng.
- Cần dùng riêng các vật dụng cá nhân.
- Đeo khẩu trang khi có các triệu chứng ho, hắt hơi…

Trẻ em có thể bị bệnh đau mắt đỏ do tiếp xúc với người bệnh.
Keo ong xanh – Giải pháp ngăn ngừa vi khuẩn, virus có hại gây bệnh đau mắt đỏ xâm nhập cơ thể
Keo ong xanh Tracybee chứa thành phần từ keo ong xanh Brazil quý hiếm, có nhiều thành phần dược tính có lợi cho sức khoẻ. Keo ong xanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống nấm… rất hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo lành tính.
Dòng sản phẩm keo ong xanh Tracybee có hai dạng:
- Dạng xịt họng: cắt ngay cơn ho, đau họng đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn, virus có hại xâm nhập qua đường họng – chốt chặn cuối cùng của cơ thể. Đây là dòng xịt họng keo ong xanh đầu tiên tại Việt Nam sử dụng được cho trẻ em từ 1 tuổi.
- Dạng viên uống: tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể đồng thời giảm triệu chứng mệt mỏi, uể oải cho người bị bệnh đau mắt đỏ.
Dòng sản phẩm của Tracybee may mắn sở hữu “tiêu chuẩn kép” khi được sản xuất bằng công nghệ EPP-AF độc quyền của Apis Flora giúp khai thác tối đa dưỡng chất có trong keo ong xanh, tăng hàm lượng hoạt chất Artepillin C cao gấp 3 lần. Nhờ vậy, giúp sản phẩm có hiệu quả kháng khuẩn và khả năng hấp thu vào cơ thể cũng cao gấp 3 lần.
Để ngăn ngừa vi khuẩn, virus có hại xâm nhập cơ thể, mọi người nên sử dụng xịt họng 3-5 lần/ngày và bổ sung viên uống keo ong xanh để tăng cường đề kháng tự nhiên, giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động hiệu quả, ức chế khả năng tăng sinh của vi khuẩn, virus gây bệnh đau mắt đỏ.

Xịt họng keo ong xanh giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus gây bệnh đau mắt đỏ xâm nhập đường họng.
Bệnh đau mắt đỏ mặc dù là bệnh lành tính, có thể khỏi sau 1 – 2 tuần, trường hợp nặng có thể kéo dài một tháng. Dù vậy, mọi người không nên lơ là, chủ quan mà cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Với những giải pháp đơn giản như vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường… sẽ làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ.