“Tăng sức đề kháng” là vấn đề luôn được quan tâm nhất là trong cuộc sống hiện nay đang có nhiều loại virus mới xâm nhập vào cơ thể con người. Theo thống kê, hệ miễn dịch của cơ thể tập trung nhiều nhất 70% ở hệ tiêu hoá; nên ngoài nghỉ ngơi, tập thể dục hợp lý … thì việc tăng cường sức đề kháng bằng các loại thực phẩm sẽ giúp duy trì hệ miễn dịch đạt trạng thái khoẻ mạnh.
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng là khả năng chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể từ môi trường xung quanh như thời tiết, môi trường, virus, vi khuẩn… Hệ miễn dịch bị suy giảm sẽ kéo theo sức đề kháng bị suy yếu.
Tình trạng bạn hay bị mệt mỏi, mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá hay vết thương lâu lành… là biểu hiện của hệ miễn dịch bị suy yếu và chế độ ăn uống không hợp lý.
Do đó, việc tăng cường sức đề kháng luôn là ưu tiên hàng đầu trong việc chăm sóc sức khoẻ người thân và gia đình bằng các thực phẩm nhiều dinh dưỡng và tập luyện sức khoẻ phù hợp.
2. Đối tượng nào dễ bị suy giảm sức đề kháng?
Theo bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn, người dễ bị suy giảm sức đề kháng thuộc các nhóm sau:
- Nhóm người cao tuổi
- Nhóm người mắc các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư, HIV, bệnh nhân phải hoá trị và xạ trị, người ghép tạng…
- Nhóm người thiếu chất dinh dưỡng
- Nhóm người bị thiếu ngủ
3. Các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
Tăng sức đề kháng bằng trái cây họ cam quýt
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, sơ ri…, giúp sản sinh tăng số lượng bạch cầu, giảm thiểu nhiễm trùng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi bị mắc các bệnh về hô hấp như cảm cúm, viêm họng.
Lượng vitamin C cần bổ sung cho người trưởng thành là 75mg(nữ) – 90mg(nam) vì cơ thể chúng ta không tự sinh ra đủ lượng vitamin C nên phải bổ sung hàng ngày là điều cần thiết.
Tăng sức đề kháng bằng ớt chuông đỏ
Do lượng vitamin C trong ớt chuông đỏ cao gấp 3 lần lượng vitamin C trong các trái cây họ cam quýt…. nên việc sử dụng thực phẩm này trong việc tăng sức đề kháng là không thể thiếu, ngoài ra nếu bạn đang giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể thì ớt chuông đỏ là lựa chọn ưu tiên nhất.
Bên cạnh đó, ớt chuông đỏ còn chứa beta carotene, giúp chống oxy hóa mạnh, hoạt chất này được cơ thể chuyển hoá thành vitamin A giúp da và mắt sáng đẹp.
Tăng sức đề kháng bằng bông cải xanh
Trong bông cải xanh có nhiều vitamin A, C và E, chất xơ, chất chống oxy hóa sulforaphane – thường được thấy trong các loại họ cải, giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch, chống bệnh đại tháo đường.
Tăng sức đề kháng bằng tỏi
Tỏi ngoài dùng tăng khẩu vị cho bữa ăn còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian giúp ngăn ngừa cảm lạnh, khi được nghiền nát hoặc nhai sẽ tạo ra hoạt chất allicin giúp tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh.
Tăng sức đề kháng bằng gừng
Gừng cũng là một trong những thực phẩm quen thuộc của gia đình và cũng được sử dụng để chữa bệnh, đặc tính của gừng là chống viêm, chống ty hoá. Một nghiên cứu lâm sàng trên 586 người cho thấy gừng hoạt động như một chất giúp giảm nồng độ lipid trong máu, hạn chế lượng cholesterol trong cơ thể.
Tăng sức đề kháng bằng cải bó xôi
Vì giàu hàm lượng vitamin C,E, beta carotene và chất chống oxy hoá nên cải bó xôi cũng được nằm trong danh sách thực phẩm giúp tăng sức đề kháng.
Tăng sức đề kháng bằng sữa chua
Chế phẩm này chứa vitamin D, có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch và tăng khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể, chống lại bệnh tật.
Thay vì dùng sữa chua có hương vị, nên chọn loại không đường và tăng vị ngọt bằng mật ong hoặc trái cây.
Tăng sức đề kháng bằng hạnh nhân
Vitamin E có nhiều trong hạnh nhân giúp điều chỉnh và duy trì chức năng của hệ thống miễn dịch, chúng ta cần đưa vào cơ thể 15mg vitamin E mỗi ngày.
Tăng sức đề kháng bằng hạt hướng dương
hạt hướng dương có chứa các chất như Photpho, magie, vitamin B6, vitamin E…bạn cũng nên cần bổ sung thêm vào cơ thể.
Tăng sức đề kháng bằng nghệ
Nghệ ngoài làm gia vị cho món ăn còn chứa chất curcumin giúp kiểm soát tình trạng oxy hóa và chống viêm, hồi phục các tổn thương cơ khi tập thể dục.
Tăng sức đề kháng bằng trà xanh
Flavonoid – có đặc tính chống oxy hóa mạnh có nhiều trong trà xanh, ngoài ra thực phẩm này còn chứa một lượng L-theanine, dạng axit amin giúp tăng khả năng tập trung, cho giấc ngủ ngon cũng như giảm huyết áp…
Tăng sức đề kháng bằng đu đủ
Vitamin C, kali, magie và folate có nhiều trong đủ đủ góp phần cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh, ngoài ra trong đu đủ còn papain – loại enzyme tiêu hóa giúp chống viêm.
Tăng sức đề kháng bằng kiwi
Trong một trái kiwi chứa 84 mg vitamin C, người trưởng thành cần bổ sung 75-90 mg vitamin này mỗi ngày.
Tăng sức đề kháng bằng việt quất
Anthocyanin – thuộc nhóm flavonoid có trong việt quất giúp chống oxy hóa, làm cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh.
Tăng sức đề kháng bằng kefir
Kefir là một thức uống lên men tự nhiên có chứa vi khuẩn sống, uống kefir giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hoá và giảm viêm. Ngoài ra thực phẩm này giàu flavonoid nên những người dùng thường xuyên sản phẩm này giúp hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng hô hấp, ít bị cảm lạnh hơn.
Bên cạnh các thực phẩm quen thuộc trên, bạn có thể tham khảo thêm keo ong xanh Tracybee, với thành phần đặc biệt là Hoạt chất Artepillin C trong keo ong xanh giúp cơ thể bạn kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch.
Trên đây là những sản phẩm thông dụng bạn có thể dùng cho bản thân và gia đình để giúp cơ thể luôn có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, giúp tăng sức đề kháng hạn chế bệnh tật xâm nhập trong hoàn cảnh môi trường ngày càng bị ô nhiễm, liên tục xuất hiện các bệnh khác nhau gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người.
Tracybee