Ho là một triệu chứng và một hành động phản xạ, là một hành động bảo vệ và phòng thủ cần thiết để đảm bảo loại bỏ chất nhầy, các chất độc hại và nhiễm trùng khỏi thanh quản, khí quản và phế quản. Tuy nhiên, ho kéo dài và ho về đêm lại là tình trạng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy ho về đêm là gì? Nguyên nhân gì gây ra bệnh ho về đêm?
Ho về đêm là gì?
Các tình trạng không ho vào ban ngày nhưng cứ đến đêm là ho theo từng cơn, ho dai dẳng và kéo dài được gọi là ho về đêm. Bệnh lý này khiến nhiều người bệnh bị rối loại giấc ngủ dẫn đến mệt mỏi, uể oải gây ảnh hưởng đến việc làm, việc học. Chủ yếu có hai dạng ho về đêm là ho có đờm và ho khan.

Ho về đêm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (Hoa Kỳ), một cuộc nghiên cứu trên phạm vi 16 quốc gia cho thấy có 30% đối tượng bị ho về đêm. Trong đó, tỷ lệ ho khan là 10% và có đờm là 10%.
Nguyên nhân gây ho về đêm
Chảy dịch mũi sau
Các tuyến trong mũi và họng thường xuyên sản xuất chất nhầy để chống lại nhiễm trùng, làm ẩm và làm sạch niêm mạc mũi. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều chất nhầy, nó sẽ tích tụ và chảy xuống vùng cổ họng, hiện tượng này được gọi là chảy dịch mũi sau. Hội chứng này tương đối phổ biến nhưng đa phần nhiều người không biết đến. Chúng dễ xảy ra vào ban đêm do tư thế nằm, khi cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng hoặc do ảnh hưởng của thời tiết kích thích ho dai dẳng.
Các triệu chứng phổ biến của hội chứng chảy dịch mũi sau bao gồm: thường xuyên hắng giọng, ho về đêm, buồn nôn, đau hoặc ngứa họng, hôi miệng.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một dạng trào ngược axit mãn tính xảy ra khi chất từ dạ dày di chuyển lên thực quản. Bệnh lý này khó có thể được điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát.
GERD làm người bệnh khó chịu bởi các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ lên thức ăn, khó nuốt, ho, đau họng, khàn tiếng nhẹ. Ngoài ra, đây còn là nguyên nhân gây tình trạng ho về đêm, đặc biệt là đối với người bệnh ăn quá nhiều và ăn quá cận giờ đi ngủ.
Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh lý viêm đường hô hấp ảnh hưởng đến phổi. Căn bệnh này gây ra tình trạng khó thở và có thể khiến một số hoạt động thể chất trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện được.

Ho về đêm có thể là nguyên nhân dẫn đến ho về đêm.
Hen suyễn thường có một vài triệu chứng khác đi kèm như: ho có đờm vào sáng sớm và ban đêm, khó thở, thở khò khè, nhịp thở nhanh, ngực cảm thấy thắt chặt hoặc đau… Ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp thì tình trạng này càng nghiêm trọng, người bệnh sẽ ho và khạc ra nhiều đờm.
Nhiễm virus
Các cơn ho khan đa phần bắt nguồn từ các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm cảm lạnh hoặc cảm cúm. Các triệu chứng thường diễn ra trong khoảng một tuần, nhưng một số người có thể bị kéo dài hơn tùy vào thể trạng sức khỏe.
Khi các triệu chứng cảm lạnh và cúm kích thích đường hô hấp trên, chúng sẽ gây ho. Điều này thường diễn ra vào ban đêm, khi cổ họng trong trạng thái khô nhất.
Ho gà
Ho gà là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng do một loại vi khuẩn có tên là Bordetella pertussis gây ra. Bệnh lý có thể xuất hiện ở tất cả mọi lứa tuổi. Bệnh lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và thời gian ủ bệnh có thể từ 5 – 20 ngày.

Ho gà thường ho nhiều vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Các triệu chứng ban đầu giống với cảm lạnh thông thường và bao gồm sổ mũi, ho và sốt. Trong vòng hai tuần, ho khan và dai dẳng có thể phát triển khiến việc thở rất khó khăn.
Khi bệnh tiến triển trong 1-2 tuần có thể xuất hiện các triệu chứng: ho dữ dội kéo dài từng cơn và có xu hướng ho về đêm nhiều hơn, tiếng thở rít tương tự tiếng gà rít xuất hiện sau mỗi cơn ho, nôn mửa trong hoặc sau khi ho, kiệt sức sau ho.
Ho gà có thể diễn ra trong khoảng 2-3 tuần, thậm chí kéo dài đến 10 tuần hoặc hơn. Đáng lưu ý, những cơn ho có thể tái phát cùng với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác trong nhiều tháng sau đó.
Sức khỏe bị ảnh hưởng thế nào khi ho về đêm kéo dài?
Bởi đặc thù thời tiết về đêm sẽ lạnh hơn, đồng thời là lúc hệ hô hấp hoạt động mạnh mẽ nhằm đào thải chất độc và các tác nhân gây bệnh nên thường gây ra những cơn ho liên tục, dai dẳng, kéo dài. Người bệnh dễ bị mất tiếng, khàn tiếng vào hôm sau, sức khỏe hô hấp cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Bên cạnh đó, buổi tối là thời điểm cơ thể cần được nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau một ngày dài hoạt động chăm chỉ. Chính vì vậy, ho về đêm không những gây ảnh hưởng đến hoạt động nghỉ ngơi mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi tạo đác động tiêu cực đến sức khỏe.
Làm thế nào để phòng ngừa và giảm triệu chứng ho về đêm?
Một số các biện pháp giúp khắc phục tình trạng ho về đêm như:
- Lắp đặt máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Hút bụi để giảm các tác nhân gây dị ứng (bụi, lông động vật, nấm mốc…).
- Không hoặc bỏ hút thuốc lá.
- Uống nhiều nước.
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các chất nhầy trong màng mũi.
- Súc họng bằng nước muối hoặc dung dịch súc họng trước khi đi ngủ hoặc thay thế bằng sản phẩm xịt họng có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả.
Để đạt hiệu quả kháng khuẩn đường hô hấp giúp phòng ngừa và giảm triệu chứng ho về đêm, người bệnh cần thực hiện súc họng với các dung dịch sát khuẩn đúng cách. Lưu ý không súc miệng mà phải đưa dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được, bằng cách ngẩng cao đầu và khò thật kỹ. Mỗi lần súc họng không cần cho quá nhiều dung dịch vào miệng vì sẽ gây khó khăn khi đưa sâu xuống vùng hầu họng, một lần chỉ cần khoảng 5 ml là đủ.
Đối với các bé nhỏ dưới 5 tuổi khó thực hiện súc họng hoặc người lớn đi ra ngoài cần sự tiện lợi, xịt họng có tác dụng kháng khuẩn là lựa chọn hợp lý. Lúc này, các gia đình có thể tham khảo sử dụng xịt họng Keo ong xanh Tracybee chứa thành phần từ keo ong xanh Brazil tốt nhất thế giới được sản xuất bằng công nghệ EPP-AF độc quyền của Apis Flora.

Sử dụng xịt họng Keo ong xanh Tracybee giúp các triệu chứng ho về đêm được giảm thiểu.
Sản phẩm còn chứa các nguyên liệu thiên nhiên khác như mật ong, dầu bạc hà….. Trong đó, thành phần Artepillin C có hoạt tính kháng khuẩn, chống virus, chống nấm, chống viêm, loét… Đây cũng là một trong những hợp chất bảo vệ gan, chống oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, nâng cao khả năng đề kháng và tự trị bệnh của cơ thể.
Mọi người nên sử dụng đều đặn ngày 3-5 lần để tạo lớp màng ẩm bảo vệ vòm họng khỏi nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, virus. Trong trường hợp ho về đêm trở nặng, nên xịt cách mỗi 30 phút để giúp giảm nhanh các triệu chứng. Lưu ý, cần lắc đều chai và chỉ uống nước sau 20-30 phút xịt để đạt được hiệu quả tối đa.
Ho về đêm là triệu chứng nguy hiểm đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt, tình trạng ho nhiều vào ban đêm kéo dài trên 2 tháng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý có mức độ nghiêm trọng.
Để phòng tránh bệnh tái phát nghiêm trọng có thể dẫn đến những bệnh lý khác có mức độ nghiêm trọng hơn, người bệnh cần chủ động đến thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ xác định nguyên nhân của bệnh ho về đêm, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.