Tin nổi bật

Keo ong – Từ cổ đại đến hiện đại

Keo ong xuất hiện từ thời Ai Cập

Keo ong được tạo thành qua quá trình ong thợ thu thập nhựa từ lá, chồi và vỏ của các loại thực vật, rồi hòa trộn với enzyme của chúng tạo thành hỗn hợp dẻo, dính, có mùi hăng. Chất keo này có tác dụng bảo vệ tổ của loài ong tránh khỏi mọi nguy cơ vật lý và hóa học có thể gây ảnh hưởng đến sự sống của chúng.

Đến hiện nay, các nhà khoa học chỉ mới khám phá được một phần bí ẩn ẩn chứa trong hỗn hợp nhựa thực vật được gọi là “kháng sinh tự nhiên”. Tuy nhiên, con người từ rất lâu trước đó đã sử dụng keo ong thường xuyên trong đời sống hàng ngày. Vậy bạn có biết chế phẩm này sở hữu cho mình một giai thoại lịch sử kéo dài hàng nghìn năm?

Lịch sử của keo ong

Khởi nguồn keo ong: 5.500 trước Công nguyên

Tương tự như mật ong, keo ong cũng được con người sử dụng từ bao đời nay. Những bằng chứng mô tả loài ong tạo ra keo được tìm thấy trên các lọ có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ có niên đại khoảng 5.500 trước Công nguyên. Các bằng chứng mô tả những con ong tạo ra hỗn hợp keo trên bình hoa và các vật dụng khác.

Người Ai Cập nhận thấy loài ong sử dụng chất keo này phủ lên xác của những kẻ xâm lược đến tổ đã bị giết nhưng không thể di chuyển ra khỏi tổ, hạn chế quá trình nhiễm trùng ảnh hưởng đến những con ong khác. Nhờ đó, họ đã ứng dụng chế phẩm trong các hỗn hợp ước xác với một niềm tin rằng đây là “bí quyết cho sức khỏe và cuộc sống vĩnh cửu”.

Keo ong xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại

Hình ảnh keo ong trên các bức tường kim tự tháp từ thời Ai cập cổ đại. Ảnh: Journal Of Social

Tên gọi đầu tiên của keo ong: 350 năm trước Công nguyên

Lấy cảm hứng từ bức tường thành bảo vệ cuộc sống của người dân an toàn ở bên trong, nhà triết học Aristotle đã đặt tên keo ong là “propolis”.

Theo tiếng Hy Lạp cổ, pro (bức tường) và polis (thành phố), nghĩa là “bức tường thành bảo vệ thành phố”. Lý do chúng tương trợ tốt cho đàn ong trước các tác nhân gây bệnh, đồng thời bảo vệ bản thân trước sự xâm nhập của các sinh vật khác.

Keo ong được nhà triết học Aristotle đặt tên là Propolis

Nhà triết học Hy Lạp Aristotle . Ảnh: Journal Of Social

Keo ong trong thời chiến: 100 năm trước Công nguyên

Những người lính Lê dương La Mã thường mang theo một ít keo ong trong túi sơ cứu để chữa lành vết thương, hoặc dùng chúng như loại thuốc bổ hỗ trợ thể lực khi lên đường chinh chiến.

Keo ong được sử dụng trong thời chiến

Lính Lê dương La Mã luôn mang theo keo ong trong chiếc túi. Ảnh: World History.

Thời điểm này, người ta cũng sáng chế ra một loại kem từ keo ong để phụ nữ dùng chăm sóc da mặt và cơ thể, giúp giải quyết một loạt các vấn đề trên da cho họ đến nỗi các chị em thời ấy đặt một cái tên thân thuộc cho keo ong là “người bạn của phụ nữ”

Keo ong được y học công nhận: năm 1600

Keo ong được liệt kê là loại thuốc chính thức trong Dược điển Luân Đôn.

Keo ong trong thế chiến I và II: năm 1914 và năm 1945

Trong Thế chiến I và II, các bác sĩ, binh lính Liên Xô đã sử dụng keo ong để sơ cứu, bôi lên vết thương nhằm giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng và tăng tốc độ chữa lành. Chúng còn được đặt tên là “Penicillin của Nga”.

Keo ong được nghiên cứu nhiều hơn: năm 1973

Tiến sĩ Karl Lund Aagaard, nhà sinh vật học người Đan Mạch, ông được đặt tên là “Dr. Propolis” khi thực hiện nghiên cứu sử dụng keo ong để hỗ trợ điều trị trên 50.000 bệnh nhân Scandinavia. Kết quả cho thấy, chế phẩm có khả năng phản ứng tốt trong điều trị và không tạo ra tác dụng phụ. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tạo ra bước ngoặt lớn đối của keo ong trong nền y học, khi có thể tạo ra kết quả khả quan trong hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Keo ong đã trở nên quen thuộc với cuộc sống hiện đại: năm 1990 đến nay

Theo báo cáo của Grand View Research, đến năm 2021, quy mô thị trường keo ong toàn cầu ước tính đạt 636,6 triệu USD và vẫn còn tiếp tục tăng mạnh bởi nhu cầu sử dụng nguyên liệu này trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Tại các quốc gia phát triển, vị thuốc đến từ đôi cánh này không còn là một xu hướng mà dần trở thành một phần trong đời sống thường ngày đến mức có thể dễ dàng tìm thấy ở cửa hàng tiện lợi.

Chế phẩm này dần được công chúng biết đến nhiều nhờ lợi ích mật thiết với sức khỏe. Bằng chứng là, keo ong đã được sản xuất thành nhiều dạng khác nhau như xịt họng, viên uống, serum dưỡng da, kem bôi… phục vụ cho nhiều nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cũng như sắc đẹp khác nhau của người tiêu dùng.

Keo ong Tracybee

Sản phẩm Tracybee gồm hai dạng: viên uống tăng sức đề kháng và xịt họng hỗ trợ vệ sinh vòm họng, giảm ho, viêm họng. 

Theo thống kê, keo ong xanh tại thị trường Việt Nam khá hiếm. Tuy nhiên, với mong muốn để người Việt có thể tiếp cận đến dòng sản phẩm chất lượng, giúp chăm sóc sức khoẻ hiệu quả, an toàn, Tracybee đã hợp tác cùng Apis Flora – doanh nghiệp hàng đầu thế giới về nghiên cứu và sản xuất keo ong ra mắt dòng sản phẩm riêng mang tên Tracybee.

Sản phẩm được phát triển dưới hai dạng là viên uống và xịt họng, ứng dụng công nghệ EPP-AF độc quyền nhằm khai thác tối đa hàm lượng Artepillin C, tăng hiệu quả sát khuẩn.

0 0 Các đánh giá
Article Rating
Đăng ký theo dõi
Thông báo bằng cách
guest
0 Comments
Cùng dòng phản hồi
Xem tất cả bình luận